
Câu cảm thán là gì ? Chức năng của câu cảm thán là gì ? Câu cảm thán có những loại nào ? Hãy cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm lời giải đáp nhé !
Tham khảo thêm bài viết liên quan:
Câu cảm thán là gì ?
Câu cảm thán là câu có những từ ngữ dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói ( người viết ), những câu cảm thán xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
Câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. Ví dụ các từ như: Ôi ! Than ơi ! Trời ơi ! biết bao, xiết bao, biết chừng nào,…
– Ví dụ minh họa: Mẹ của tôi là người phụ nữ vĩ đại biết bao
==> Từ ” biết bao ” ở đây là từ bộc lộ cảm xúc
Chức năng của câu cảm thán
– Câu cảm thán sử dụng với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc là người viết. Sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nói hàng ngày.
– Với các ngôn ngữ trong biên bản, hợp đồng, đơn…không được sử dụng câu cảm thán vì nó không phù hợp với tính chất cần sự chính xác, khách quan.
– Thông thường, từ cảm thán thường đứng đầu hoặc đứng cuối
Phân loại câu cảm thán ?
Câu cảm thán được chia làm 2 loại: Đó là Câu cảm thán chứa từ độc lập và câu cảm thán có các từ không đứng độc lập
1. Câu cảm thán có chứa từ độc lập
Những từ như: Ôi, chao ôi, ôi trời…. Thường là những câu bày tỏ cảm xúc không có ý nghĩa trong câu xuất hiện trong các tình huống bất ngờ không đoán trước được.
Ví dụ như: ” Ôi ! trời hôm nay đẹp quá”.
Ta có thể thấy từ ” Ôi ” đứng độc lập và không liên quan đến ý nghĩa chính trong câu. Câu này thể hiện cảm xúc cho câu đằng sau nó.
2. Câu cảm thán có các từ không đứng độc lập
Đó là những câu mà các từ dùng để cảm thán không đứng riêng thành 1 câu độc lập.
Ví dụ như: A, mẹ về !; Ôi, bông hoa đẹp quá !; Ôi giời ơi, thế thì đợi đến sáng ! Đây là các câu cảm thán có nòng cốt câu với những cấu trúc khác nhau, nhưng điểm chung là yếu tố cảm thán cùng nằm trong cùng một câu với những yếu tố khác.
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không ? Vì sao ?
a. Than ôi ! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời ! Thế đê không sao cự lại được với thế nước ! Lo thay ! Nguy thay ! Khúc đê này hỏng mất.
( Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)
b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !
( Nhớ rừng – Thế Lữ )
c. Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi.
( Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài )
– Hướng dẫn trả lời:
Không phải tất cả các câu trong đoạn trích đều là câu cảm thán. Chỉ có một số câu sau là câu cảm thán:
a. Câu cảm thán: Than ôi ! Lo thay ! Nguy thay ! Bởi vì câu có dấu chấm than và được sử dụng để bộc lộ sự lo lắng trước tình thế đê sắp vỡ.
b. Câu cảm thán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm ta ơi ! Bởi vì câu có dấu chấm than là dấu hiệu và được sử dụng để bộc lộ khát vọng, tình cảm nhớ mong chốn cũ, rừng xưa của con hổ.
c. Câu cảm thán: Chao ôi…. mình thôi. Bởi vì câu có từ cảm thán “Chao ôi” được sử dụng để thể hiện sự hối tiếc, ân hận trước hành động hung hăng của Dế Mèn.
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết ” Câu cảm thán là gì ? ” của chúng tôi, hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn trong bài viết này sẽ đưa ra những lời giải đáp cho những thắc mắc của bạn nhé !